Thiết lập đường dẫn tĩnh chuẩn SEO cho WordPress

đường dẫn tĩnh Wordpress

Thiết lập đường dẫn tĩnh chuẩn SEO cho WordPress

Đường dẫn tĩnh (Liên kết cố định) là gì? Chúng có quan trọng đối với SEO không? Bạn nên sử dụng đường dẫn tĩnh như thế nào trong WordPress? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời tất cả những câu hỏi này và cung cấp cho bạn một vài cách sử dụng đường dẫn tĩnh trong WordPress.

Permalink là URL mà bạn tạo cho một trang web. Permalink là viết tắt của liên kết vĩnh viễn. Và như tên cho thấy, liên kết cố định bạn tạo cho mỗi trang phải là vĩnh viễn.

WordPress sử dụng hệ thống cấu trúc liên kết cố định để tự động tạo URL cho mọi trang hoặc bài đăng bạn tạo.

Quan Trọng: Permalink Settings chỉ nên cấu hình ngay khi bạn xây dựng website hoặc website của bạn chưa được index trên Google. Bởi khi Google đã index web của bạn rồi mà bạn lại thay đổi thì sẽ ảnh hưởng đến SEO dẫn đến lỗi 404.

Permalink Settings là gì ?

Permalink Settings là phần thiết lập cài đặt đường dẫn tĩnh cho website WordPress của bạn. Nếu bạn để mặc định, website của bạn sẽ sử dụng đường dẫn động, sử dụng năm/tháng/ngày/tên bài viết. Còn nếu bạn cấu hình cho phần này, website của bạn sẽ sử dụng đường dẫn tĩnh là tên của post trong url.

Để quản lý cấu trúc đường link của trang, bài viết, chuyên mục trong WordPress bạn truy cập vào Cài đặt (Settings) -> Đường dẫn tĩnh (Permalink) để có thể thiết lập chúng.

Cài đặt đường dẫn tĩnh trong WordPress

Cài đặt cơ bản: Các thiết lập thông dụng

  • Mặc định (Default): Cấu trúc đường dẫn mặc định (đường dẫn động).
  • Ngày và tên bài viết (Day and name): cấu trúc đường dẫn với kiểu hiển thị đầy đủ ngày tháng năm đăng bài và tên bài viết.
  • Tháng và tên bài viết (Month and name): cấu trúc đường dẫn với kiểu hiển thị tháng năm đăng bài và tên bài viết.
  • Chuỗi mã bài viết (Numeric): Cấu trúc đường dẫn hiển thị ID của bài viết thay vì tên.
  • Tiêu đề bài viết (Post name): Cấu trúc đường dẫn chỉ hiển thị tên bài viết.
  • Tùy biến (Custom Structure): Tùy chỉnh cấu trúc đường dẫn tùy ý

Nếu bạn chọn tùy chọn Tùy biến (Custom Structure) này, bạn có thể cấu trúc đường dẫn giống như bạn thích. Cấu trúc được xác định ở đây thông qua các từ khóa (Tag) cấu trúc sẵn có (được bọc bởi ký tự %), dưới đây là một số từ khóa cấu trúc:

  • %year% – năm đăng bài viết.
  • %monthnum% – tháng đăng bài viết.
  • %day% – ngày đăng bài viết.
  • %hour% – giờ đăng bài viết.
  • %minute% – phút đăng bài viết.
  • %second% – giây đăng bài viết.
  • %post_id% – số ID của bài viết.
  • %postname% – Tên của bài viết. Nó sẽ chuyển tiêu đề bài viết thành đường dẫn có dạng “tieu-de-bai-viet”
  • %category% – Tên category chứa bài viết. Nếu có trên 2 category thì nó sẽ chọn category bạn set là Primary
  • %author% – Tên tác giả của bài viết

Ví dụ như kiểu đường dẫn post là http://domain/tên-category/tên-post thì mình sẽ điền ở phần tùy biến (Custom Structure) là /%category%/%postname%

Thông thường, để đường dẫn bài viết ngắn gọn và phù hợp với SEO thì mình thường điền vào ô đường dẫn tùy biến là /%postname% hoặc /%postname%.html

Phần .html đằng sau các bạn có thể lựa chọn là gì cũng được. Bạn có thể đặt tùy ý như .asp .php .htm .hihi .hehe….

  • Tùy chọn thêm (Optional): Các thiết lập tùy chọn không bắt buộc.
    • Cơ sở cho Chuyên mục (Category base): Mặc định tên đường dẫn của category sẽ là https://domain/category/ten-chuyen-muc nhưng nếu bạn cấu hình ở đây là chuyen-muc thì đường dẫn được thay đổi thành https://domain/chuyen-muc/ten-chuyen-muc
    • Cơ sở của Thẻ (Tag base): Mặc định tên đường dẫn của tag sẽ là https://domain/tag/ten-tag. Nhưng nếu bạn đổi ở đây là the thì đường dẫn sẽ được thay đổi là https://domain/the/ten-tag

Sẽ có lúc bạn gặp lỗi 404 trong WordPress khi thay đổi thiết lập đường dẫn tĩnh thì có thể file .htaccess trong thư mục gốc của bạn trên host chưa có các thiết lập phù hợp.

Cách để khắc phục lỗi này dễ dàng và nhanh nhất bạn truy cập vào Cài đặt (Settings) -> Đường dẫn tĩnh (Permalink) sau đó không cần thay đổi gì hết bạn chỉ cần bấm vào Lưu thay đổi (Save Changes).

Nếu như làm như trên mà tình hình chưa thay đổi thì có thể do file .htacess của bạn không có quyền rewrite. Bạn phải truy cập vào trình quản lý file FTP rồi thiết lập quyền chmod 644 cho file .htacess và thêm đoạn code này vào:

# BEGIN WordPress
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteRule ^index\.php$ – [L]
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-f
RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-d
RewriteRule . /index.php [L]
# END WordPress

sau đó vào Cài đặt -> Đường dẫn tĩnh và ấn nút Lưu thay đổi là được.

Phần 2: Thiết lập đường dẫn tĩnh sản phẩm trong Woocommerce

Để thiết lập chức năng này, bạn phải vào Cài đặt -> Đường dẫn tĩnh

thiết lập đường dẫn trong WordPress

Sau đó, ở phần “cài đặt cơ bản” bạn phải chọn cấu trúc đường dẫn tĩnh cho WordPress trước để kích hoạt tính năng.

cấu trúc url chuẩn seo

Và ở phần tùy chọn thêm, bạn sẽ thấy nó có thêm các phần cho sản phẩm bao gồm:

Permalink WordPress

  • Mặc định danh mục sản phẩm: Nghĩa là tên cơ sở trên đường dẫn tới các trang danh mục sản phẩm. Ví dụ trên đường dẫn vào danh mục sẽ có là https://domain/danh-muc-san-pham/iphone thì phần danh-muc-san-pham chính là tên cơ sở cho chuyên mục. Vì một số lý do cũng như cho ngắn gọn, bạn nên đặt nó là danh-muc hay một cái gì đó không phải là danh-muc-san-pham vì nó sẽ bị lỗi 404 nếu đặt tên này.
  • Mặc định từ khóa sản phẩm: Giống ở trên nhưng dành cho các trang từ khóa sản phẩm.
  • Mặc định thuộc tính sản phẩm: Giống ở trên nhưng dành cho các trang lưu trữ cho thuộc tính sản phẩm.

Lưu ý: Các bạn không được sử dụng tiếng Việt có dấu nhé

settings Permalink WordPress

Và ở dưới nữa là phần Mặc định liên kết tĩnh của sản phẩm hay nói cách khác dễ hiểu hơn là “cấu trúc đường dẫn tĩnh cho trang sản phẩm”. Ở đây bạn có thể chọn cấu trúc mà bạn thích nhưng tránh chọn cấu trúc có dấu tiếng Việt vì nó sẽ bị lỗi.

Ví dụ mình muốn đường dẫn của mình là https://domain/san-pham/iphone-12 thì sẽ thiết lập tùy biến đường dẫn là: /san-pham/

Hoặc nếu mình muốn đường dẫn sản phẩm có chứa tên danh mục sản phẩm của sản phẩm đó thì thiết lập /%product_cat%/

Phần 3: Cấu trúc đường dẫn url của website tốt nhất cho SEO?

Cấu trúc URL WordPress SEO lý tưởng

Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng cấu trúc liên kết cố định đơn giản và rõ ràng. Kết thúc URL của bạn bằng tên bài đăng là phương pháp ưu tiên và bạn có thể tùy ý thêm tên bài đăng với danh mục, điều này dẫn đến một trong hai cấu trúc liên kết cố định sau:

1. /%postname%/

Và với danh mục có tiền tố:

2. /%category%/%postname%/ 

Hiện tại với tất cả các công cụ tìm kiếm như Google, Bing và Yahoo đều coi đường dẫn thân thiện là một điểm để ưu tiên hơn các kết quả tìm kiếm của mình

Sử dụng ngày tháng trong Url thì sao?

Sử dụng ngày tháng trong URL của bạn không bao giờ có nhiều lợi ích. Khi bạn thêm ngày tháng vào cấu trúc liên kết cố định, bạn sẽ tự động ghi ngày tháng cho các bài đăng của mình. Mọi người sẽ tự nhiên tìm kiếm các bài đăng có ngày gần đây hơn, cho rằng chúng chứa thông tin tốt nhất. Tuy nhiên, đôi khi bài đăng cũ hơn có thể chứa thông tin rất có giá trị, nhưng sẽ không nhận được lượng nhấp chuột tương tự do độ tuổi của chúng.

Cấu trúc đường dẫn nào thân thiện hơn ? folder hay filename ?

Các bạn có thể để ý, một số website hiện đang sử dụng đường dẫn dạng folder và một số khác chỉ dùng filename, vậy thế nào là đường dẫn có foldername và đường dẫn nào dùng cấu trúc filename ?

Mình lấy ví dụ:

https://domain/category-name/post-title : Đường dẫn dùng foldername

https://domain/post-title  : Đường dẫn dùng filename

Nếu tên miền của bạn đẹp và ngắn và bạn sử dụng tên danh mục ngắn gọn nhưng mang tính mô tả, bạn có thể dễ dàng đưa một danh mục vào cấu trúc liên kết cố định, điều này có thể mang lại lợi ích cho trang web của bạn, nhưng hãy cẩn thận: nếu bạn kết thúc với một tên danh mục và slug dài dòng, điều đó sẽ khiến việc chia sẻ URL trở nên khó khăn hơn và sẽ không có nhiều giá trị gia tăng trong Google.

Nếu bạn quyết định sử dụng các danh mục trong cấu trúc liên kết cố định của mình, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ chọn một danh mục cho mỗi bài đăng. Để biết thêm thông tin về việc sử dụng các danh mục trong cấu trúc liên kết cố định của bạn, tôi khuyên bạn nên xem video sau của Matt Cutts.

Tên file có được ưu tiên hơn trong thứ hạng không? Câu trả lời là không, nhưng có một lợi thế mà file name mang lại đó là: FOLDER NAME mang nghĩa “một tập hợp” trong khi đó FILE NAME là “điểm cuối thông tin” nên mình vẫn thấy Google index các đường dẫn dạng file name nhanh hơn nhiều so với các folder và các subfolder.

Tôi có nên thêm .html vào cấu trúc liên kết cố định của mình không?

Về mặt SEO và xếp hạng, có rất ít lợi ích khi giữ phần mở rộng .html hiện diện trong URL của bạn. Trong video bên dưới, John Muller của Google cung cấp cho bạn một số lời khuyên về những thay đổi trong phần mở rộng tệp của bạn:

Ví dụ: nếu bạn cần thay đổi URL của mình, nếu bạn chuyển sang hệ thống quản lý nội dung mới không cho phép bạn sử dụng URL .html, hãy nhớ rằng thay đổi này sẽ là một cơ cấu lại trang web của bạn. Bạn sẽ cần chuyển hướng các URL cũ sang URL mới.

Cuộc thảo luận về việc bạn có nên bắt buộc thêm .html (hoặc bất kỳ phần mở rộng nào khác) hay không có thể kết thúc rất nhanh chóng: Đừng làm vậy.

Blog của tôi trên Google Tin tức (Google News). Tôi không cần số trong URL?

Câu trả lời ngắn gọn ở đây là: không. Trước đây, Google Tin tức yêu cầu bạn sử dụng một số có ba chữ số trong các URL của mình để được đưa vào chỉ mục Tin tức. Một cách giải quyết vấn đề này là có một sơ đồ trang XML riêng. Tuy nhiên, kể từ tháng 9 năm 2015, cả số duy nhất ba chữ số và sơ đồ trang XML đều không còn được yêu cầu nữa.

Đường dẫn nên chứa từ khóa SEO ?

Tất nhiên là đường dẫn nên chứa từ khóa chứ, đầu tiên ta nghĩ tới người dùng, người dùng có thể dễ dàng nhớ được thông tin đường dẫn dễ nhớ và liên quan mật thiết tới thông tin mà họ cần, tôi lấy ví dụ:

https://webchuyennghiep247.com/huong-dan-cau-hinh-plugin-yoast-seo

Matt Cutts giải thích điều này trong video sau. 

Tôi nên sử dụng bao nhiêu từ trong Slug của mình?

Trong cuộc phỏng vấn này với Matt Cutts, Matt đề cập đến những điều sau về độ dài của Slug của bạn:

Nếu bạn có thể đặt tiêu đề của mình dài bốn hoặc năm từ – và điều đó khá tự nhiên. Nếu bạn có ba, bốn hoặc năm từ trong URL của mình, điều đó có thể hoàn toàn bình thường. Khi nó dài hơn một chút, nó bắt đầu có vẻ tệ hơn một chút. Giờ đây, các thuật toán của chúng tôi thường sẽ giảm trọng lượng những từ đó hơn và không mang lại cho bạn nhiều sự tín nhiệm.

Kết luận

Cài đặt và tối ưu permalink tuy thực hiện rất đơn giản và thuộc dạng cơ bản, nhưng nó lại có sức ảnh hưởng rất lớn với SEO.

Permalink mang tính lâu dài & khó thay đổi khi mà website của bạn đã được index có được thứ hạng cao trên Google, vì vậy bạn nên cài đặt permalink chuẩn SEO ngay từ đầu.

Nếu website của các bạn đã chạy 1 thời gian trước đây rồi. Và đã được google index link của danh mục sản phẩm rồi mà bây giờ muốn chuyển sang dạng url rút gọn này và không muốn mất đi thứ dạng google thì đây là bài viết bạn cần.

Chúc các bạn thành công !

5/5 - (20 bình chọn)

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *